Một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc lại bắt đầu!

Beautifull Day!

22/11/07

Đậu nành - thực phẩm đa năng


Hạt đậu nành là sự kết hợp độc đáo các đặc tính làm cho nó trở thành loại thực phẩm đa năng nhất trong các loại thực phẩm. Mỗi người nên dùng 350ml sữa đậu nành hay 100g đậu phụ trong khẩu phần ăn hàng ngày.


Sữa đậu nành hiện đang là loại sữa được nhiều người lựa chọn trên thị trường bởi tính lành và bổ dưỡng của nó. Nhưng dùng sữa đậu nành thế nào mới là đúng cách? Sữa đậu nành được làm từ đậu ngâm mềm, xay với nước. Bạn có thể tự làm sữa đậu nành tại nhà với các dụng cụ nhà bếp đơn giản hay với máy chế biến sữa đậu nành.


Tại Trung Quốc và Nhật Bản, sữa đậu nành được làm hàng ngày theo quy trình chế biến lâu đời hàng thế kỷ và khá đơn giản: xay đậu đã được ngâm mềm, ép lấy dịch đậu nành. Sau khi chế biến, sữa đậu nành được bán ở các xe bán dạo hay trong các quán ăn, có thể uống cả khi nóng và lạnh.


Trên thị trường, sữa đậu nành thường được tìm thấy trong các hộp giấy tiệt trùng. Phần lớn các loại sữa đậu nành bán ra trên thị trường thường được cung cấp thêm canxi, các loại vitamin và hương vị. Hương vị được ưa chuộng nhất ở các nước là mùi vani và sôcôla. Một số các nhà sản xuất bỏ thêm vào sữa đậu nành các chất ổn định giúp sữa có vị như sữa bò.


Sữa đậu nành không đường là nguồn cung cấp hoàn hảo loại đạm chất lượng cao, isoflavone và các vitamin nhóm B. Bản thân sữa đậu nành có nhiều isoflavone, là chất trong thực vật giúp làm giảm lượng LDL (cholesterol "xấu") nếu được sử dụng trong chế độ ăn "vì sức khỏe của tim".


Chất lượng sau chế biến


Tiến trình sản xuất sữa đậu nành được thiết kế nhằm tạo ra một sản phẩm đồng nhất. Nếu sữa đậu nành không có mùi vị hoặc có màu không giống như bình thường thì có thể sữa đã hỏng. Cần phải trữ lạnh đúng cách để giữ cho sữa luôn được tươi ngon. Độ lạnh cần thiết là từ 3,5 đến 4,5 độ C và không nên để sữa đậu nành ở cửa tủ lạnh vì khu vực này thường có nhiệt độ bất thường do đóng mở cửa thường xuyên.


Lưu ý


- Trước hoặc sau khi uống đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1 - 2h.
- Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.


(Theo Tiêu dùng)

Không có nhận xét nào: